loader

Trước xu thế AI không thể đảo ngược hiện nay, yêu cầu đặt ra cho ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo Việt Nam là phải tăng tốc nắm bắt cơ hội từ làn sóng AI để tạo đột phá trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, bứt phá về năng lực sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững.

Sự phát triển Trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

Trí tuệ nhân tạo hiện là công nghệ cốt lõi xuất hiện trong hầu hết các ngành công nghiệp và định hình lại cách chúng ta sống và làm việc. Có tiềm năng cao trong việc khai thác giá trị của dữ liệu và hỗ trợ con người thực hiện nhiều công việc nhanh hơn và thông minh hơn. Trong số những ưu điểm kể trên, AI đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số tại Việt Nam.

Việt Nam được ghi nhận là quốc gia có nhiều người tiếp xúc và tham gia vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) khá sớm, nhờ đó, nhận thức về trí tuệ nhân tạo của người dân rất cao. Đặc biệt, trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ ngày nay, trí tuệ nhân tạo được tiếp cận một cách dễ dàng hơn. 

Báo cáo “Chỉ số sẵn sàng AI của chính phủ năm 2022” do Oxford Insights thực hiện cho thấy, Việt Nam xếp hạng 55 toàn cầu và xếp thứ 6/10 trong khu vực ASEAN (tăng 7 bậc so với với năm 2021). Điểm trung bình của Việt Nam đạt mức 53.96 (năm 2021 là 51.82), vượt qua ngưỡng trung bình của thế giới (44,61).

Công nghệ AI sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam trong tương lai

AI được coi là trái tim và bộ não của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, AI cũng sẽ là trung tâm của lĩnh vực kinh tế số. Đặc biệt, với GenAI (Generative AI – AI Tạo sinh), thế giới đang ở thời điểm bước ngoặt của kỷ nguyên số. GenAI dân chủ hóa việc sử dụng AI, trao quyền sử dụng cho mọi lực lượng lao động, tạo điều kiện đổi mới và trao cơ hội kinh doanh mới cho khu vực công lẫn tư. Có thể nói, GenAI là “nhân tố thay đổi cuộc chơi” có tác động lớn đến nền kinh tế và xã hội, thúc đẩy năng suất và sản lượng tăng trên 18%.

Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế số của mỗi quốc gia phụ thuộc vào sức mạnh điện toán bình quân đầu người và ngược lại, cơ sở hạ tầng sức mạnh điện toán cũng trở thành động cơ mới của mỗi nền kinh tế số. Dự đoán, AI có thể làm tăng sức mạnh điện toán lên gấp 500 lần. Do đó, hơn 50 nước đã đưa mục tiêu thúc đẩy hợp tác và đổi mới, xây dựng chính sách và tiêu chuẩn về AI vào chiến lược chuyển đổi số quốc gia.

Ở Việt Nam hiện chưa có con số cụ thể, nhưng đối với Trung Quốc, dự tính công nghệ AI sẽ ảnh hưởng khoảng 22% GDP của nước này và 15-20% GDP của các nước trong khu vực châu Á – TBD (APAC). Đây là con số lớn mà công nghệ AI có thể tác động đến nền kinh tế.

Không chỉ người dân và doanh nghiệp, AI cần được ứng dụng vào hoạt động quản lý của bộ máy công chức nhà nước

Trong khối nhà nước có rất nhiều các quy định thủ tục phải tuân theo, một nhân viên công chức nhà nước để nắm vững hết các điều đó là rất khó. Thay vì phải đọc hết các tài liệu, họ có thể sử dụng trợ lý ảo AI để hỗ trợ. Nên nhớ, công nghệ AI sẽ rất hiệu quả khi hỗ trợ cho các đơn vị tiếp xúc với nhiều khách hàng.

Nếu ví cơ quan nhà nước là doanh nghiệp và coi công dân là khách hàng thì rõ ràng đây là tổ chức có nhiều khách hàng nhất Việt Nam. Do đó, việc tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo vào quản lý hoạt động của hệ thống công chức, hỗ trợ các quy trình vận hành của Chính phủ sẽ mang lại hiệu quả lớn.

Với hơn 6 năm đồng hành cùng Khu vực công trong quá trình Đổi mới sáng tạo, Hekate đã mang lại những giá trị thực cho các cấp chính quyền với những giải pháp Trí tuệ nhân tạo thiết thực, hiệu quả. 

Bài viết liên quan: