Công nghệ từ lâu đã là một nhân tố đột phá và nhân tố tạo sự khác biệt hóa cho chuỗi cung ứng. Từ trước đại dịch COVID-19 cuộc đua AI đã diễn ra, và các công ty đã phải cạnh tranh để cung cấp dịch vụ nhanh nhất và được cá nhân hóa nhất. Không chỉ dừng lại ở đó, sau đại dịch COVID-19, AI tiếp tục đóng góp một phần không thể thiếu vào quá trình hàn gắn chuỗi cung ứng. Đây là quá trình giúp chuỗi cung ứng lấy lại sự cân bằng. Một chuỗi cung ứng cơ bản sẽ gồm tìm kiếm nguồn hàng, sản xuất và phân phối. Nhưng vì COVID-19 nên chuỗi cung ứng bị đứt gãy, đường chuyền này không thể liên kết với nhau một cách hiệu quả. Sự rạn nứt trong đường chuyền này sẽ được AI hàn gắn.

Tình trạng chuỗi cung ứng sau đại dịch COVID-19
Sự lây lan nhanh chóng của virus vào năm 2020 đã khiến các ngành công nghiệp trên khắp thế giới phải đóng cửa. Thế giới bắt buộc ở trong tình trạng ngừng hoạt động, nhu cầu của người tiêu dùng giảm và hoạt động công nghiệp ảm đạm dần.
Sau khi các quốc gia thông báo dỡ bỏ các quy định hạn chế, nhu cầu của người dân đã tăng vọt. Trong khi đó, các chuỗi cung ứng bị gián đoạn trong cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu đang phải đối mặt với những thách thức to lớn và cần một thời gian dài mới có thể phục hồi. Điều này cũng dẫn đến sự hỗn loạn cho các nhà sản xuất và phân phối hàng hóa, họ không thể sản xuất hoặc cung cấp nhiều như trước đại dịch vì nhiều lý do, bao gồm cả tình trạng thiếu công nhân và thiếu các thành phần chính và nguyên liệu thô.
Trí tuệ nhân tạo đã hàn gắn chuỗi cung ứng như thế nào?
- Cải tạo sàn nhà máy
Sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng có xu hướng tập trung vào những con tàu bị mắc kẹt trên biển trong bối cảnh các cảng đóng cửa. Nhưng các nhà quản lý chuỗi cung ứng biết rằng việc cải thiện chuỗi cung ứng mở rộng đến tận nhà máy, nơi có nguồn nguyên liệu thô và được sản xuất thành sản phẩm. AI được kết nối với các công nghệ khác có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Ví dụ: dự báo theo hướng dữ liệu về nguồn cung nguyên liệu có thể giúp tối ưu hóa các quyết định lập kế hoạch sản xuất cũng như lập kế hoạch lao động để giảm tình trạng kiệt sức. Ngoài ra, các cảm biến thông minh trên sàn nhà máy có thể giúp hoạt động sản xuất hiệu quả hơn và đáp ứng được những biến động của nguồn cung cũng như nhu cầu. Cảm biến thông minh cũng có thể cảnh báo nhà sản xuất khi các bộ phận quan trọng bị mài mòn, giúp nhà sản xuất có thể chủ động đưa ra các biện pháp khắc phục trước khi xảy ra sự cố.
Tiềm năng cho các doanh nghiệp kết hợp các công nghệ nhập vai như thực tế ảo, thực tế hỗn hợp và thực tế tăng cường với AI (ví dụ: sự kết hợp của học tăng cường sâu với mô phỏng 3D) để cải thiện quy trình sản xuất là rất cao. Các doanh nghiệp có thể sử dụng AI để mô phỏng các kịch bản sản xuất khác nhau và tối ưu hóa mặt bằng nhà máy theo những cách ít tốn thời gian và tiết kiệm chi phí hơn. Ngoài ra, với mô phỏng 3D và học tăng cường, nhà sản xuất có thể tối ưu hóa toàn bộ quy trình sản xuất, trong khi các thí nghiệm sản xuất vật lý chỉ có thể tối ưu hóa cho một quy trình cụ thể. Như lời hứa của Metaverse (Vũ trụ giả tưởng) được thực hiện, ứng dụng ảo này của AI có thể giúp chuyển đổi sàn nhà máy, và làm cho nó hiệu quả hơn.
- Phản ứng với sự gián đoạn
AI cho phép sử dụng dữ liệu và phân tích để xác định và vạch ra hàng tồn kho đang bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn của chuỗi cung ứng. Nếu một doanh nghiệp không có khả năng nhìn thấy con tàu vận chuyển nguyên liệu của mình đang ở đâu trong quá trình vận chuyển, thì doanh nghiệp đó nên sử dụng cuộc khủng hoảng như một cơ hội để chuyển đổi kỹ thuật số chuỗi cung ứng với dữ liệu, internet vạn vật và phân tích nâng cao (ví dụ: máy học và mô phỏng). Doanh nghiệp cần biết hàng hóa của mình ở đâu tại mọi thời điểm để có thể đánh giá chuẩn xác tác động của các hạn chế từ phía cung đối với hoạt động và khả năng đáp ứng kỳ vọng nhu cầu thị trường. Điều này đặc biệt đúng với các chuỗi cung ứng phức tạp phụ thuộc vào nhiều người hoạt động trên toàn cầu. Ví dụ như ngành công nghiệp ô tô. Các nhà sản xuất và bán lẻ ô tô đang phải vật lộn để tìm ra những điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn từ quốc gia này sang quốc gia khác. Sự thiếu minh bạch này khiến họ gần như không thể thực hiện các bước như dự đoán khi nào hàng tồn kho có thể trở lại bình thường. Và vấn đề về chia sẻ dữ liệu minh bạch sẽ được AI giải quyết.
- Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
Nên nhớ rằng sẽ không có khủng hoảng chuỗi cung ứng nếu không có nhu cầu của người tiêu dùng. AI có thể giúp mọi người trong hệ sinh thái chuỗi cung ứng phù hợp hơn với nhu cầu của người tiêu dùng thông qua công nghệ digital shelf (kệ hàng kỹ thuật số). Kệ hàng kỹ thuật số đề cập đến việc trưng bày sản phẩm – cả tại cửa hàng và trực tuyến – được kết nối với toàn bộ hoạt động của nhà bán lẻ và chuỗi cung ứng thông qua dữ liệu thời gian thực. Với kệ hàng kỹ thuật số, doanh nghiệp luôn biết được mức tồn kho chính xác của mình tại mọi cửa hàng.
Hãy xem các cửa hàng tạp hóa của Amazon.com Inc. Các cảm biến trên khắp các cửa hàng Amazon Go cung cấp thông tin cập nhật liên tục trên các kệ hàng kỹ thuật số, giúp nhà bán lẻ có thể tùy chỉnh mức tồn kho dựa trên nhu cầu của khu vực và cũng như để đáp ứng nhu cầu sản phẩm tăng hoặc giảm đột ngột. Ở quy mô lớn hơn, Walmart Inc. cũng đang xây dựng khả năng này.
Kệ hàng kỹ thuật số sẽ không giải quyết được nút thắt cổ chai của chuỗi cung ứng, nhưng nó sẽ giúp các doanh nghiệp quản lý trơn tru hơn một yếu tố quan trọng của chuỗi cung ứng – chặng đường cuối cùng của quá trình giao hàng.
- Quản lý tình trạng thiếu lao động
Một trong những lý do khiến cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng gia tăng là do thiếu nguồn lao động sẵn có, chẳng hạn như công nhân kho bãi để bốc hàng và nhân viên vận tải để vận chuyển chúng. AI có thể giúp các doanh nghiệp quản lý nguồn cung lao động chặt chẽ. Thay vì gọi điện thoại đến các công ty để yêu cầu cung cấp nhân sự, thì các doanh nghiệp có thể tìm thấy những nhân sự mà họ cần bằng cách truy cập vào một cổng thông tin được cung cấp bởi dữ liệu và AI. ở đó AI sẽ tích hợp và phân tích những yếu tố phù hợp giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Từ đó các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tìm kiếm và quản lí được nhân sự thông qua AI.
- Lập kế hoạch cho cuộc khủng hoảng tiếp theo
AI có thể giúp doanh nghiệp thực hiện bước lập kế hoạch và đưa ra những quyết định kinh doanh quan trọng. AI có thể giúp các công ty dự đoán trước các vấn đề về tình trạng thiếu hụt và cung ứng, sau đó đưa ra giải pháp và chiến lược phục hồi, ví dụ như định tuyến lại việc phân phối các nguyên vật liệu thiết yếu khi cảng đóng cửa. Điều này sẽ yêu cầu phải có dữ liệu và có thể mô phỏng các phản hồi về khả năng phục hồi. AI cũng có thể giúp các doanh nghiệp dựa theo chuỗi cung ứng dự đoán nếu có một sự gián đoạn cụ thể (chẳng hạn như thiên tai ảnh hưởng đến sản xuất cà phê) là chuyển tiếp hay dài hạn hơn và mô phỏng các kịch bản ứng phó dựa trên dữ liệu đó.
Tóm lại không có cách nào để dễ dàng thoát khỏi khủng hoảng chuỗi cung ứng. AI thậm chí cũng sẽ không thể cung cấp giải pháp hoàn hảo nhất cho nó. Vì vậy các doanh nghiệp trước tiên nên chia cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng thành từng điểm nhỏ hơn và tìm cách giải quyết chúng, như bài viết này đã làm. Hỏi, “Làm thế nào chúng tôi có thể bảo vệ doanh nghiệp của mình khỏi sự gián đoạn tiếp theo?” có lẽ là một câu hỏi quá rộng. Thay vào đó, hãy tập trung vào điều gì đó cụ thể hơn và dễ giải quyết hơn, chẳng hạn như “Làm cách nào để điều chỉnh đội lái xe tải của mình hiệu quả hơn trước sự gia tăng của nhu cầu?” Trả lời câu hỏi đó sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được vai trò rõ ràng và sự hấp dẫn mà AI mang lại.
Tìm hiểu thêm: Chuỗi cung ứng đã sẵn sàng cho sự phục hồi
Liên hệ email business@hekate.ai hoặc Facebook Page Hekate để nhận lời khuyên hữu ích về các giải pháp AI.